Bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang như thế nào đang rất được các nhà đầu tư và doanh nghiệp quan tâm. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đang được đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên những thông tin quy hoạch của tỉnh Tiền Giang luôn được quan tâm và cập nhật. Để tìm hiểu quy hoạch tỉnh trong giai đoạn sắp tới 2021 – 2030, bạn hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây.

Tỉnh Tiền Giang đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ
Tỉnh Tiền Giang đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ

Thông tin tổng quan về tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Tiền Giang có các đặc điểm về địa lý, hành chính, dân số và kinh tế như sau:

Vị trí địa lý

Tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đường bờ biển dài 32km với địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí địa lý cụ thể của tỉnh tiếp giáp với các địa phương sau:

  • Phía Đông tiếp giáp TP Hồ Chí Minh và Biển Đông.
  • Phía Tây tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp.
  • Phía Nam tiếp giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
  • Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Long An.

Đơn vị hành chính và dân số

Tỉnh Tiền Giang có đặc điểm về hành chính và dân số như sau:

Đơn vị hành chính

Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Tiền Giang có diện tính 2 510,6 km2 gồm 11 đơn vị cấp huyện và 172 đơn vị cấp xã. Trong đó gồm 01 thành phố; 02 thị xã; 08 huyện; 143 xã; 22 phường; 7 thị trấn.

Tổng quan đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang:

Ðơn vị hành chính cấp huyện

Thành phố
Mỹ Tho
Thị xã
Cai Lậy
Thị xã
Gò Công
Huyện
Cái Bè
Huyện
Cai Lậy
Huyện
Châu Thành
Huyện
Chợ Gạo
Huyện
Gò Công Đông
Huyện
Gò Công Tây
Huyện
Tân Phú Đông

Huyện
Tân Phước

Diện tích (km²)

81,54140,19101,99420,90295,00229,91229,43267,68180,17222,11333,22

Số đơn vị hành chính

11 phường, 6 xã

6 phường, 10 xã5 phường, 7 xã1 thị trấn, 24 xã16 xã1 thị trấn, 22 xã1 thị trấn, 18 xã2 thị trấn, 11 xã1 thị trấn, 12 xã6 xã

1 thị trấn, 11 xã

Năm thành lập1967201319871912190419121912197919792008

1994

Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

Dân số tỉnh Tiền Giang

Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Tiền Giang được thống kê như sau:

  • Tổng dân cư: 1.772.785 người (Nam: 868.991 người; Nữ: 903.794 người).
  • Mật độ dân số: 706 người/km2.

Tình hình kinh tế tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ sông Tiền và có vị trí thuận lợi nên trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây còn được xem là địa bàn trung chuyển quan trọng của cả miền Tây Nam Bộ. Chính điều này đã khiến tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hơn các địa phương khác trong vùng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có sự dịch chuyển chậm theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hạn, mặn. Tuy nhiên, tổng quan nền kinh tế của tỉnh vẫn có nhiều bước phát triển đáng kể. tỉnh Tiền Giang hiện đang xếp thứ 21 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Những chính sách quy hoạch mới hứa hẹn sẽ đưa tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển và trở thành tỉnh dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang

Với mục tiêu đưa tỉnh Tiền Giang trở thành trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị và phấn đấu trở thành tỉnh dẫn đầu của vùng Tây Nam Bộ, tỉnh Tiền Giang đã đưa ra mục tiêu và các định hướng phát triển cụ thể như sau:

Mục tiêu lập quy hoạch

Mục tiêu lập quy hoạch của tỉnh Tiền Giang được đưa ra gồm:

  • Đưa tỉnh Tiền Giang thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu quả, bền vững kinh tế – xã hội.
  • Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng trong việc tiếp cập, sử dụng mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
  • Xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn có tính kỹ thuật chuyên ngành.
  • Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện đại, đồng bộ và đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất của người dân và doanh nghiệp.
Tiền Giang phấn đấu trở thành một tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tiền Giang phấn đấu trở thành một tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Định hướng kinh tế – xã hội tầm nhìn đến năm 2030

Nhằm hướng tới đạt được mục tiêu quy hoạch, tỉnh Tiền Giang đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế, xã hội tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

  • Xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; là chùm đô thị lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.
  • Xây dựng hệ thống cơ sở văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế và thể dục – thể thao ở mức trung bình so với cả nước.
  • Đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả, năng động theo hướng công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao, xã hội phát triển hài hòa.
  • Phát triển theo hướng “Xanh, sạch – Giàu bản sắc văn hóa – Chất lượng sống tốt”.
  • Phát triển bền vững, tập trung phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường.
  • Đầu tư phát triển các trụ cột quan trọng gồm: nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao, nông nghiệp sạch, du lịch sinh thái – dịch vụ đầu mối trung chuyển kết nối giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đa dạng hóa quan hệ với các tỉnh, thành trong và ngoài nước; nâng cao vị thế kinh tế – xã hội của Tiền Giang trong tổng thể nền kinh tế vùng.

Tổ chức không gian phát triển tỉnh Tiền Giang

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang

Theo đề án quy hoạch, tỉnh Tiền Giang phân vùng và tổ chức không gian phát triển theo các vùng sau:

Vùng phát triển kinh tế

  • Vùng kinh tế – đô thị trung tâm: Bao gồm TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành với trung tâm là TP Mỹ Tho. Nơi đây dự kiến phát triển thành đô thị, dân cư, giáo dục – đào tạo, y tế; phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản, thương mại – dịch vụ, du lịch sinh thái,…
  • Vùng kinh tế – đô thị phía Đông: Gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông. Nơi đây là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, vùng kinh tế – đô thị phía Đông còn được định hướng phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, logistic, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn.
  • Vùng kinh tế – đô thị phía Tây: Gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước. Nơi đây được định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thương mại dịch vụ, chợ đầu mối nông sản, du lịch sinh thái cảnh quan.

Vùng đô thị

  • Đô thị trung tâm: Gồm TP Mỹ Tho (đô thị loại I), thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy (đô thị loại III). Nhiệm vụ là tập trung đầu tư, thu hút đầu tư phát triển.
  • Đô thị trung tâm huyện: Gồm 02 đô thị loại IV (Cái Bè, Tân Hiệp) và 06 đô thị loại V (Chợ Gạo, Mỹ Phước, Tân Hòa, Vĩnh Bình, Tân Phú Đông, Bình Phú).
  • Thị trấn trung tâm: Gồm 01 đô thị loại IV (thị trấn Vàm Láng) và 05 đô thị loại V (Vĩnh Kim, Long Định, Bến Tranh, An Hữu, Thiên Hộ).
  • Thị tứ: Phát triển 30 – 40 thị tứ với quy mô dân số khoảng 2.000 – 4.000 dân/thị tứ.

Quy hoạch giao thông tỉnh Tiền Giang

Bản đồ giao thông tỉnh Tiền Giang
Bản đồ giao thông tỉnh Tiền Giang

Để giúp mục tiêu kinh tế – xã hội được thực hiện thì tỉnh Tiền Giang đặt ra quy hoạch về giao thông như sau:

Quy hoạch đường bộ

  • Quy hoạch đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đảm bảo kết nối thuận tiện với mạng quốc gia.
  • Nâng cấp, cải tạo các đường Quốc lộ: Quốc lộ 1 nâng cấp lên cấp I với 04 làn xe cơ giới; quốc lộ 50 nâng cấp lên cấp II với 02 làn xe; quốc lộ 60 nâng cấp lên cấp II với 04 làn xe; quốc lộ 30 nâng cấp lên cấp III.
  • Xây mới một số đoạn tuyến như ĐH 02, ĐH 07,…thành tuyến đường bộ ven biển có quy mô tối thiểu đạt cấp IV.
  • Xây mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh với khoảng 42 tuyến và chiều dài đạt 740km.

Quy hoạch đường thủy

  • Tập trung nạo vét, thông luồng, xây dựng bờ kè chống sạt lở trên sông Tiền, kênh Xáng – Long Định, kênh 28.
  • Nâng cấp 8 tuyến đường thủy nội địa lên từ cấp III thành cấp I.
  • Quy hoạch, nâng cấp các luồng, tuyến trên sông Tiền và các kênh gồm: Luồng tàu biển từ cửa Tiểu đến thượng lưu cảng Mỹ Tho, luồng từ cảng Mỹ Tho – Biên giới Campuchia, tuyến kênh Chợ Gạo (Rạch Lá, Rạch Kỳ Hồn, Kênh Chợ Gạo), tuyến Kênh 28, kênh Nguyễn Tấn Thành (kênh Xáng), kênh Nguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2).
  • Cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng: Cảng Mỹ Tho – mở rộng thêm diện tích, đầu tư nâng khả năng tiếp nhận tàu, xây dựng thêm các bến cảng, kho hàng mới; Khu bến Gò Công trên sông Soài Rạp – phát triển thành bến vệ tinh với chức năng vừa là cảng chuyên dùng, vừa là cảng tổng hợp; Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão trên sông Soài Rạp – nâng cấp khu neo đậu tránh bão, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ghé tránh bão với sức chứa lên 500 tàu thuyền; Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão Đèn Đỏ – nâng cấp khu neo đậu với sức chứa lên 350 tàu thuyền; Các cảng, bến thủy nội địa trên các sông kênh chính – xây dựng thêm các cảng, bến phù hợp để đảm bảo việc xuất – nhập hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.
  • Đầu tư phát triển hệ thống bến thủy nội địa tại các khu vực sông, kênh, rạch chính chạy qua các xã, huyện.

Quy hoạch đường sắt

  • Nâng cấp và cải tạo tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi qua địa bàn tỉnh Tiền Giang.
  • Cải tạo và phân công nhiệm vụ cho các ga tàu: Ga Mỹ Tho, ga Vĩnh Kim, ga Long trung, ga Cái Bè.

Quy hoạch giao thông tĩnh

  • Sắp xếp lại hệ thống bến, bãi đỗ xe phù hợp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc.
  • Ưu tiên quỹ đất để phát triển giao thông tĩnh.
  • Ưu tiên một phần đất cho giao thông tĩnh tại các khu, cụm công nghiệp, đô thị, nhà mái,…
  • Ưu tiên diện tích đất xây dựng trung tâm điều hành, vận tải, điểm trung chuyển,…

Trên đây là thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Tiền Giang. Để cập nhật những dự án quy hoạch mới của tỉnh, bạn hãy truy cập vào website: https://www.giaanproperty.vn/. Đây là sàn giao dịch chính thức và kênh thông tin chuẩn được cập nhật thường xuyên của Công ty TNHH Công nghệ & Bất động sản GIA AN.